Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Home

:

Tin tức - bài viết: TIẾP XÚC CỬ TRI CHUYÊN ĐỀ GIỮA ĐBQH VỚI CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG: KÊNH THÔNG TIN QUAN TRỌNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT BẢO ĐẢM KHẢ THI, SÁT THỰC TẾ

Title

TIẾP XÚC CỬ TRI CHUYÊN ĐỀ GIỮA ĐBQH VỚI CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG: KÊNH THÔNG TIN QUAN TRỌNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT BẢO ĐẢM KHẢ THI, SÁT THỰC TẾ

Loại tin

Chăm lo cho người lao động

Loại tin:ID

93

Đoạn tin ngắn

TIẾP XÚC CỬ TRI CHUYÊN ĐỀ GIỮA ĐBQH VỚI CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG: KÊNH THÔNG TIN QUAN TRỌNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT BẢO ĐẢM KHẢ THI, SÁT THỰC TẾ

Nội dung

Các cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với công nhân, lao động chính là diễn đàn để đại biểu Quốc hội lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của cử tri là công nhân lao động về việc làm, thu nhập và đời sống cũng như hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật qua đó, kịp thời tổng hợp và phản ánh ý kiến với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan… góp phần xây dựng chính sách, pháp luật bảo đảm khả thi, sát thực tế.

DIỄN ĐÀN NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2023: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ CHỦ TRÌ CUỘC HỌP CHUẨN BỊ CÔNG TÁC TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2023

Tại các địa phương, từ ngày 20/4 - 20/5 vừa qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề, đối thoại giữa đại biểu Quốc hội, lãnh đạo Ủy ban nhân dân và các sở, ban, ngành, đoàn thể với công nhân, lao động. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của Tháng Công nhân 2023, đồng thời là điểm nhấn trong hoạt động tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

 

Đoàn Đại biểu Quốc hội - HĐND - UBMTTQVN thành phố Đà Nẵng tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân lao động. 

Gần 1.000 lượt ý kiến phản ánh của cử tri là công nhân lao động

Theo báo cáo kết quả của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thực hiện chủ trương trên, đã có 52/63 Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố đã báo cáo, đề xuất với lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch tiếp xúc cử tri (đạt tỷ lệ 82,5%); ban hành văn bản chỉ đạo các cấp công đoàn trực thuộc tổ chức lấy ý kiến, kiến nghị của công nhân, lao động. Các cuộc tiếp xúc cử tri diễn ra trong không khí dân chủ, cởi mở, đúng trình tự. Cử tri công nhân trình bày thẳng thắn gần 1.000 lượt ý kiến trực tiếp tại Hội nghị và trong các kiến nghị bằng văn bản.

Tại các Hội nghị tiếp xúc, cử tri cả nước bày tỏ đồng thuận cao với các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước khi kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội, quan tâm thực hiện đầy đủ chế độ với người lao động; phát huy được sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị.

Cử tri là công nhân quan tâm tới tình hình kinh tế - xã hội, các vấn đề an ninh, an toàn, an dân, việc làm và sinh kế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, bảo hiểm- tiền lương, các chế độ, chính sách với công nhân, lao động… Trong tập trung vào vấn đề lớn như: chế độ bảo hiểm xã hội trong trường hợp rút 1 lần, quy định thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, tuổi nghỉ hưu của người lao động, thủ tục lĩnh bảo hiểm thất nghiệp còn gây khó khăn cho người lao động và một số quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp không đảm bảo như: chế độ ăn giữa ca, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, khám bệnh định kỳ cho người lao động, việc nợ bảo hiểm xã hội và trốn đóng bảo hiểm xã hội…

 

Công nhân, lao động trực tiếp bày tỏ ý kiến tại các cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề, các cuộc gặp gỡ, đối thoại với đại biểu Quốc hội, lãnh đạo Ủy ban nhân dân và các sở, ban, ngành, đoàn thể.

Bên cạnh đó, cử tri công nhân mong muốn các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và được phân tích, nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai. Đối với Nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân: cần có những cơ chế, chính sách ưu đãi để công nhân dễ tiếp cận gọi tín dụng 120 nghìn tỷ đồng…

Ngoài vấn đề nhà ở, công nhân cũng kiến nghị nhiều nội dung về việc làm, tiền lương, đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội, tuổi nghỉ hưu… Một số vấn đề như “tín dụng đen”; người lao động bị cắt hợp đồng do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất; thiết chế văn hóa cho công nhân; các chính sách thụ hưởng bảo hiểm xã hội, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… cũng được đại diện các tổ chức Công đoàn, công nhân, người lao động phản ánh.

Kênh tiếp nhận thông tin quan trọng, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật bảo đảm khả thi, sát thực tế

Có thể thấy, các hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân, người lao động là diễn đàn để người lao động cả nước bày tỏ tâm tư nguyện vọng và đề xuất những kiến nghị từ thực tế cuộc sống. Đây cũng là dịp để các đại biểu dân cử đến gần hơn với người lao động, từ đó tiếp thu và chuyển tải các ý kiến của cử tri đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.

 

Nhiều ý kiến của cử tri là công nhân lao động được các ĐBQH gửi tới Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 vừa qua.

Đại biểu Quốc hội và dư luận xã hội đánh giá cao sáng kiến tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với công nhân, người lao động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là “Điểm nhấn trong hoạt động tiếp xúc cử tri trước Kỳ hợp thứ 5, Quốc hội khóa XV là các cuộc tiếp xúc chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với công nhân lao động tại nhiều địa phương trong cả nước” và là điểm mới trong Tháng Công nhân năm 2023.

Chương trình cũng là kênh tiếp nhận thông tin quan trọng để Quốc hội, các đại biểu Quốc hội làm tốt hơn nhiệm vụ lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và chiến lược xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Theo đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, các cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với công nhân, lao động chính là diễn đàn để đại biểu Quốc hội lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của cử tri là công nhân lao động về việc làm, thu nhập và đời sống cũng như hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật qua đó, kịp thời tổng hợp và phản ánh ý kiến với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan… góp phần xây dựng chính sách, pháp luật bảo đảm khả thi, sát thực tế.

 

Tiếp nối thành công của chương trình, vào chiều 28/7 tới đây, tại Phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội - nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ chủ trì Diễn đàn Người Lao động năm 2023 với chủ đề “Hoàn thiện chính sách, luật pháp liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn” - Diễn đàn đầu tiên do Văn phòng Quốc hội phối hợp với Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam tổ chức. Diễn đàn được tổ chức theo sáng kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2023).

Việc tổ chức Diễn đàn tiếp tục khẳng định sự đổi mới trong hoạt động của Quốc hội, cụ thể là đổi mới trong hoạt động tiếp xúc cử tri đa dạng, phong phú, hiệu quả, ngày càng gần hơn với cử tri, người lao động; khẳng định vai trò tích cực, chủ động của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền…

Nguồn: Cổng thông tin điện tử ​

Hình minh họa

Tin nổi bật

Yes

ViewCount

34

Audio File Name

 
Approval Status Approved
 

Attachments

Created at 7/28/2023 3:37 PM by lien doan lao dong tinh
Last modified at 5/3/2024 11:56 PM by System Account